Để vận hành được một chiếc xe nâng người cắt kéo hay xe Boom Lift không phải điều khó, nhưng lái thế nào để vẫn đảm bảo an toàn thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong nội dung dưới đây, Tiến Phát (TPG) sẽ chia sẻ đến các bạn về những quy định an toàn vận hành xe nâng người nhất định phải biết.
Thông tư về quy chuẩn an toàn lao động đối với sàn nâng người
Tại mục 1, phần 1.3.4 Theo QCVN 20 : 2015/BLĐTBXH trong thông tư số 48/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội có nêu rõ về các quy chuẩn vận hành an toàn xe nâng người như sau:
“Thực hiện các chức năng của sàn nâng trong phạm vi các thông số của nó và phù hợp với các chỉ dẫn của nhà sản xuất, các quy tắc làm việc của người quản lý và các quy định hiện hành”
Tại mục 2, nêu rõ: “Một sàn nâng dùng để nâng người tối thiểu phải gồm một sàn công tác với bộ điều khiển và một khung đỡ, ngoài ra có thể có thêm cấu trúc mở rộng.“
Quy định chung về an toàn xe nâng người
- Người vận hành xe nâng người phải đảm bảo đầy đủ sức khỏe, không có chất kích thích, men rượu và huyết áp bình thường.
- Chỉ những người đã được cấp chứng chỉ vận hành xe nâng người đúng quy định an toàn mới được phép điều khiển.
- Khi vận hành xe nâng người phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, dây đai an toàn và các phương tiện cá nhân phù hợp với từng công việc.
- Người điều khiển xe nâng người có quyền từ chối làm việc trên cao khi phát hiện phương tiện không đảm bảo an toàn.
Quy định an toàn về khu vực làm việc
- Khu vực nghỉ ngơi của người vận hành xe nâng người phải cách xa nơi làm việc (không quá 50m).
- Khu vực vận hành xe nâng người phải đảm bảo sạch sẽ, vật dụng, thiết bị phải được bố trí gọn gàng.
- Đảm bảo đủ độ sáng cho không gian làm việc.
- Phải lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo đang thi công.
- Lắp đặt lan can, rào chắn nơi làm việc.
Quy định trước khi vận hành xe nâng người
- Hoàn tất đánh giá rủi ro, giấy phép làm việc trên cao và họp an toàn.
- Kiểm tra khu vực làm việc, đảm bảo đủ ánh sáng, mặt bằng chắc chắn, không có người qua lại.
- Kiểm tra an toàn xe nâng, đảm bảo các yêu cầu trong phiếu kiểm tra đều đạt.
- Chỉ sử dụng xe nâng đúng mục đích nâng người, tối đa 2 người và không quá tải trọng cho phép.
- Đóng đường, bố trí người cảnh giới nếu bắt buộc vận hành trên tuyến đường có người qua lại.
- Thiết lập chân chống lật, cân bằng xe (nếu có).
- Kiểm tra không gian phía trên, đảm bảo không có chướng ngại vật, đường dây điện.
Các quy định trong khi vận hành đảm bảo an toàn xe nâng người
- Sử dụng thang khi lên xuống xe, không leo qua lan can.
- Người vận hành phải sử dụng dây an toàn, móc vào thành lồng xe.
- Không vận hành xe trong trời mưa, gió trên cấp 5, nền đất lún.
- Giữ khoảng cách an toàn với tuyến đường có người qua lại (ít nhất 2m khi độ cao sàn ≤ 10m, 5m khi độ cao sàn ≤ 20m).
- Không vận hành trên mặt nghiêng quá độ dốc cho phép (đối với xe có cảm biến nghiêng) hoặc bắt buộc vận hành trên mặt phẳng (đối với xe không có cảm biến nghiêng).
- Bật đèn/còi cảnh báo.
- Đảm bảo tốc độ nâng hạ chậm và đều.
- Thực hiện thông gió khi sử dụng xe trong khu vực thiếu đối lưu gió.
- Không di chuyển sát hố đào, đường mương.
Xem thêm: Kiểm định an toàn xe nâng người: Quy trình kiểm định đạt chuẩn 2025
Khi di chuyển xe nâng người (đối với xe tự di chuyển)
- Thu ngắn cần xe, hạ lồng xe đến vị trí thấp nhất.
- Kiểm tra mặt bằng hướng di chuyển, sử dụng còi khi di chuyển.
- Khi ngừng vận hành:
- Thu cần, hạ sàn, tắt máy, rút chìa khóa, kéo thắng, chèn bánh xe.
- Đậu xe đúng nơi quy định, không cản trở lối đi.
Xem thêm: Quy định về chứng chỉ vận hành xe nâng người
Kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện nâng người
- Xe phải được kiểm định an toàn và còn hiệu lực tem kiểm định.
- Trang bị bình chữa cháy.
- Kiểm tra xe trước khi sử dụng (vô xe, dầu thắng, nhiên liệu, nước làm mát).
Trên đây là các quy định an toàn xe nâng người mà tất cả mọi người cần phải biết trước khi điều khiển. Hi vọng rằng, thông qua những chia sẻ này sẽ giúp cho mọi người có thêm những kỹ năng để đảm bảo an toàn trong khi vận hành các phương tiện nâng người lên cao làm việc.